Menu ngang

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Giới thiệu Adobe Premiere Pro CS2 (Phần 1 : Giao diện)


Cơ bản về Adobe Premiere CS2:Trong cuộc sống thời HighTech hiện nay, hầu hết mọi người đều có sở thích chụp hình, quay phim các cuộc dã ngoại, các buổi party đập phá….vv. Nhưng các đoạn phim được quay lại có vừa lòng các bạn ko, có đơn điệu quá hoặc đơn giản là có đạt dc đủ độ Good để có thể share cho mọi ng xem ko. Hoặc cũng có thể bạn muốn ghi dấu ấn độc đáo của mình vào bộ phim đó để mọi ng có thể biết bạn là ai. 
Để đáp ứng nhu cầu, hãng Adobe đã cho ra phần mềm gọi là Adobe Premiere dùng để chỉnh sửa, thêm hiệu ứng, kỹ xảo cho phim. Tạo cho bộ phim sinh động hơn, đẹp hơn.
Hiện tại Adobe Premiere đã ra dc tới phiên bản Adobe Premiere CS4, nhưng mình sẽ hướng dẫn các bạn Premiere CS2 vì nó đơn giản và dễ sử dụng nhất. 
Các bạn cài đặt bản Adobe CS2 full tại đây.


Sau khi cài đặt xong, các bạn open nó lên. Đây là giao diện của nó:
Tạo 1 Project mới bằng cách nhấp vào New Project, bảng Load Preset hiện ra cho các bạn thông số của phim mà chúng ta sẽ xử lý.
Ở đây DV-Pal (miền nam thường xài) và DV-NTSC (Miền Bắc thường xài) là 2 chuẩn phim cơ bản, và các thông số khác mà trong Premiere tạo ra cho chúng ta. Ở đây mình chọn DV-PAL. Các bạn chú ý đến thông số General:
“Editing mode: DV PAL (hệ DV PAL)
Timebase: 25.00 fps (thời gian chuẩn : 25 frame per second)
Video Settings
Frame size: 720h 576v (1.067) ( khung hình 720 theo chiều ngang và 576 theo chiều dọc)
Frame rate: 25.00 frames/second
Pixel Aspect Ratio: D1/DV PAL (1.067)
Fields: Lower Field First”

Thông số 4:3 (giành cho màn hình bình thường) và 16:9 (giành cho màn hình rộng)
Ở khung Location: Là nơi các bạn sẽ lưu project vào
Name: đặt tên cho Project. Sau đó ok.

Khung làm việc:

 
Project Panel : Nơi các bạn sẽ chứa tất cả các dữ liệu, tài liệu phim ảnh cần thiết trong quá trình xử lý phim.
Source monitor: 
Nơi để duyệt các đoạn video gốc (tab source), chỉnh sửa, thêm hiệu ứng cho đoạn phim (Effect Control), chỉnh Audio (điều chỉnh to nhỏ âm thanh của đoạn phim).

Effect Panel:
 Nơi chứa các hiệu ứng, dùng để chỉnh kỹ xảo cho đoạn phim.
TimeLine: 
Nơi biên tập đoạn phim, cắt ghép hay thêm các đoạn #.
Programe monitor: 
Preview đoạn phim dc thêm hiệu ứng, duyệt các đoạn phim đã xử lý.

Nếu các bạn cảm thấy không gian làm việc ko dc vừa ý cho các bạn lắm, các bạn có thể tùy chọn vùng làm việc cho riêng bạn bằng cách kéo rộng hay thu nhỏ các khung,các bạn cũng có tể tắt đi các khung ko cần thiết để tiện cho việc xử lý. Các bạn cũng có thể reset lại khung mặc định bằng cách nhấp vàowindow trên thanh taskbar >>>> chọn workspace >>> editing, các khung sẽ trở lại vị trí ban đầu.
  
 (To be continued)
Author: p3no4ever
Nguồn: http://forum.mait.vn/home.php 

Sử dụng Adobe Premiere để dựng phim và làm kỹ xảo truyền hình (p9)


LỒNG – GHÉP HÌNH
KHÁI NIỆM TRONG SUỐT.
Đây là phần kỹ xảo giúp chúng ta thấy cùng lúc nhiều hình ảnh, thông qua độ trong suốt của hình ảnh trên để thấy được hình ảnh dưới (ghép hình).
Việc dựng video thường ghép nhiều hình  ảnh lại với nhau vì vậy cần có những vùng trong suốt trong hình ảnh. Nhưng vì theo mặc định các frame video hoàn toàn không trong suốt do đó phải tạo ra các vùng trong suốt và các thông tin về vùng trong suốt này được lưu trữ trong kênh alpha của clip.
CÁC THAO TÁC CƠ BẢN.
Sử dụng các key.
  • Sắp xếp hình ảnh song song trên cửa sổ Timeline.
  • Vào menu Window > Effect.
  • Trong Effect chọn mục Video Effects sau đó chọn mục Keying.
  • Kéo hiệu ứng cần sử dụng xuống cửa sổ Timeline với clip video nằm ở track Video trên.
Hiệu chỉnh kỹ xảo.
Chọn Window > Effect Controls.
Click vào tam giác trước tên của key để mở rộng nó.
Điều chỉnh các mục cần thiết của key.
Sử dụng các Key.
¨  Chroma Key : làm trong suốt một dải màu trong clip.
-  Chọn Chroma key, kéo thả vào clip cần làm trong suốt.
-  Vào menu Window, chọn Effect Controls để mở cửa sổ Effect Controls.
Chọn màu cần làm trong suốt bằng cách click vào ô Color để chọn màu, hoặc chọn công cụ  nằm cạnh ô màu sau đó đưa con trỏ vào vùng màu cần tạo trong suốt ở cửa sổ Monitor, click chuột.
- Điều chỉnh các thông số cần thiết:
° Similarity : tăng/giảm dải màu được chọn làm trong suốt. Giá trị lớn làm tăng vùng màu.
° Threshold : điều khiển mức độ bóng đổ trong dải màu đã tạo trong suốt. Giá trị càng lớn càng giữ nhiều bóng đổ.
°  Cutoff : làm sáng hoặc tối các bóng. Kéo sang phải để làm tối, nhưng đừng kéo vực quá con trượt của Threshold; điều này làm đảo các pixel xám và các pixel trong suốt.
° Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.
° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.
¨ RGB Difference Key : dạng đơn giản của Chroma Key. Có thể chọn một dải màu nhưng không thể trộn với hình ảnh bên dưới. Sử dụng RGB Difference Key cho các khung hình có ánh sáng chói và không có bóng đổ hoặc cho các khung hình cắt thô không cần tinh chỉnh
°  Similarity : tăng / giảm dải màu được chọn làm trong suốt. Giá trị lớn làm tăng vùng màu.
°  Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.
° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.
° Drop Shadow: tăng 50% mức xám  bằng cách dời 50% bóng mờ vùng mờ đục của ảnh gốc. Tuỳ chọn này làm việc tốt nhất với các hình ảnh đơn giản như Title chẳng hạn.
¨ Blue Screen Key : tạo trong suốt từ vùng màu xanh lơ (Blue).
° Threshold : kéo qua trái đến khi vùng màu lơ hoặc màu lục trở thành trong suốt.
° Cut off : kéo qua phải cho đến khi vùng đục đạt tới mức độ cần thiết.
¨ Non – Red Key : tương tự như Blue Screen & Green Screen Key nhưng có thể trộn với hình dưới nhờ loại bỏ đường viền của các đối tượng mờ đục.
° Threshold : điều khiển mức độ bóng đổ trong dải màu đã tạo trong suốt. Giá trị càng lớn càng giữ nhiều bóng đổ.
° Cutoff : làm sáng hoặc tối các bóng. Kéo sang phải để làm tối, nhưng đừng kéo vực quá con trượt của Threshold; điều này làm đảo các pixel xám và các pixel trong suốt.
° Defringing:Xoá bỏ các đường viền xanh lơ hoặc xanh lục của các đối tượng trong clip.
° Smoothing: chỉ định mức độ răng cưa của đường viền giữa vùng trong suốt và vùng không trong suốt.
° Mask Only: Chỉ hiển thị kênh alpha của clip.
¨ Luma Key : làm cho phần tối của ảnh trở thành trong còn phần sáng của ảnh trở thành đục.
° Threshold: điều chỉnh  giá trị vùng tối trở thành trong suốt, giá trị cao làm tăng vùng trong suốt.
° Cut off : chỉnh vùng đục, kéo qua phải để tăng độ trong.
Lưu ý: cũng có thể sử dụng Luma key để làm trong suốt vùng sáng bằng cách đặt trị số Threshold nhỏ còn trị số của Cutoff lớn.
¨ Multiply & Screen Key :
-       Multiply và Screen key dựa vào hình ảnh bên dưới để xác định phần nào của hình ảnh sẽ trở thànhtrong suốt.
-       Multiply : tạo vùng trong suốt tương ứng với vùng sáng của ảnh dưới.
-       Screen : tạo vùng trong tương ứng với vùng tối của ảnh dưới.
°      Opacity: kéo sang phải cho đến khi độ mờ đục  đạt đến mức độ cần thiết. Giá trị lớn càng ít trong suốt.
°      Cutoff : kéo qua phải để cho đến khi độ mờ đục đạt đến mức độ cần thiết. Giá trị lớn càng ít trong suốt.
¨ Image Matte Key : dùng ảnh tĩnh làm mặt nạ để tạo vùng trong suốt.
(Matte là một file ảnh tĩnh cụ thể để xác định nơi áp dụng hiệu ứng cho clip)
-       Chọn Image Matte trong Keying.
°      Setup :Click vào chọn ảnh tĩnh.
°      Composite Using: Chọn Matte Alpha để sửdụng cho ảnh có kênh alpha. Chọn Matte Luma cho ảnh đen trắng.
°      Reverse: đảo ngược hình ảnh giữa hai Clip.
¨ Track Matte key : dùng làm mặt nạ để tạo vùng trong suốt.
SƯU TẦM

XEM ẢNH ĐẸP

Welcome to VOBO’s website ! Rất vui được quý vị ghé thăm !... Chúc quý vị một ngày mới an lành và hạnh phúc !...